Trung Quốc vốn được biết đến là quốc gia có diện tích rộng lớn và có nền lịch sử lâu dài trên thế giới. Ngoài ra, Trung Quốc còn nổi tiếng với nền kinh tế có sự tiến bộ về khoa học, công nghệ với những “kinh đô” sầm uất. Tuy nhiên, với diện tích to lớn như thế thì Trung Quốc có bao nhiêu tỉnh thành phố vẫn là câu hỏi mà khá ít người có thể trả lời. Cùng Trung tâm tiếng Trung Đông Phương tìm hiểu ngay danh sách và các điểm đặc trưng của từng vùng lãnh thổ Trung Quốc như thế nào ngay bên dưới nhé.
Giới thiệu về Trung Quốc
Năm 1949, dưới sự lãnh đạo của chủ tịch Mao Trạch Đông, Trung Quốc chính thức được đổi tên thành Cộng đồng dân chủ nhân dân Trung Hoa. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, Trung Quốc vẫn là một quốc gia có diện tích lớn nhất châu Á nằm ở phía đông của lục địa Á-Âu. Đứng sau Liên Bang Nga, Canada, Mỹ, Trung Quốc là quốc gia lớn thứ tư trên thế giới với diện tích hơn 9.6 triệu Km2.
Về vị trí địa lý: Trung Quốc nằm ở phía đông của châu Á, phía tây giữa các dãy núi Himalaya và Karakoram. Phía đông giáp Thái Bình Dương, phía bắc giáp với Nga và các nước Mông Cổ, phía nam giáp Việt Nam, Lào và Myanmar.
Về mật độ dân số: Dân số của Trung Quốc là một trong những dân số lớn nhất thế giới. Theo thống kê gần đây nhất, dân số của Trung Quốc là khoảng 1.4 tỷ người. Trung Quốc có mật độ dân số được phân hóa không đồng đều giữa các khu vực. Trung bình, mật độ dân số của Trung Quốc vào khoảng 150 người/ km2, ở các thành phố lớn như Bắc Kinh và Thượng Hải, mật độ dân số có thể lên tới hàng nghìn người trên mỗi kilômét vuông. Trong khi đó, các vùng nông thôn thường có mật độ dân số thấp hơn, đặc biệt là ở các khu vực núi non và sa mạc.
Với những đặc điểm đa dạng và sự khác nhau trong từng khu vực, nước Trung Quốc có tổng cộng bao nhiêu tỉnh sẽ được hé lộ ngay bên dưới.
Danh sách các tỉnh của Trung Quốc
Trung Quốc hiện tại có 22 tỉnh với các đặc điểm như sau:
Tên tỉnh | Thành phố trực thuộc | Đặc điểm |
An Huy | Hợp Phì | – Vị trí: Nằm trên đồng bằng Trường Giang và Hoài Hà – Đặc trưng: Các ngôi làng cổ kính, nên thơ – Dân số: hơn 61 triệu dân – Diện tích: 140,200 km2 |
Phúc Kiến | Phúc Châu | – Vị trí: Dọc theo bờ biển Đông Nam – Đặc trưng: Cảnh quan tuyệt sắc – Dân số: hơn 39,4 triệu dân – Diện tích: 121,400 km2 |
Cam Túc | Lan Châu | – Vị trí: Tọa lạc tại phía Tây Bắc Trung Quốc – Đặc trưng: Thiên đường sa mạc – Dân số: hơn 26,3 triệu dân – Diện tích: 425,800 km2 |
Quảng Đông | Quảng Châu | – Vị trí: Phía Nam Trung Quốc – Dân số: hơn 113,4 triệu dân – Diện tích: 179,800 km2 |
Quý Châu | Quý Dương | – Vị trí: Phía tây nam Trung Quốc – Đặc trưng: Phong cảnh nên thơ đầy bí ẩn – Dân số: hơn 35,5 triệu dân – Diện tích: 176,100 km2 |
Hải Nam | Hải Khẩu | – Vị trí: Cực Nam Trung Quốc – Đặc trưng: Mệnh danh là Hawaii của Trung Hoa – Dân số: hơn 9,1 triệu dân – Diện tích: 33,920 km2 |
Hà Bắc | Thạch Gia Trang | – Vị trí: Phía Bắc Trung Quốc – Đặc trưng: Địa điểm du lịch tuyệt vời chắc chắn phải thử – Dân số: hơn 75,2 triệu dân – Diện tích: 187,693 km2 |
Hắc Long Giang | Cáp Nhĩ Tân | – Vị trí: Phía đông bắc Trung Quốc – Đặc trưng: Tuyết trắng – Dân số: hơn 37,8 triệu dân – Diện tích: 469,000 km2 |
Hà Nam | Trịnh Châu | – Vị trí: Miền trung Trung Quốc – Đặc trưng: Vùng đất khởi nguyên |
Hồ Bắc | Vũ Hán | – Vị trí: Phía Bắc hồ Động Đình – Đặc trưng: Đập Tam Hiệp – Dân số: hơn 59 triệu dân – Diện tích: 187,400 km2 |
Hồ Nam | Trường Sa | – Vị trí: Trung nam Trung Quốc – Đặc trưng: Thiên nhiên trù phú, đa dạng – Dân số: hơn 68 triệu dân – Diện tích: 211,829 km2 |
Giang Tô | Nam Kinh | – Vị trí: Phía đông Trung Quốc – Đặc trưng: Thiên nhiên đa dạng, xinh đẹp bậc nhất Trung Hoa – Dân số: hơn 80,4 triệu dân – Diện tích: 102,600 km2 |
Giang Tây | Nam Xương | – Vị trí: Đông nam Trung Quốc – Đặc trưng: Gốm sứ tinh xảo – Dân số: hơn 46,4 triệu người – Diện tích: 46,476 km2 |
Cát Lâm | Trường Xuân | – Vị trí: Đông bắc Trung Quốc – Đặc trưng: Nét đẹp văn hóa Mãn Châu – Dân số: hơn 27 triệu người – Diện tích: 187,400 km2 |
Liêu Ninh | Thẩm Dương | – Vị trí: Đông Bắc Trung Quốc – Đặc trưng: Du lịch sôi động, cảnh quan tuyệt hảo – Dân số: hơn 43,9 triệu dân – Diện tích: 145,900 km2 |
Thanh Hải | Tây Ninh | – Vị trí: Tây Bắc Trung Quốc – Đặc trưng: Hồ nước rộng lớn, bạt ngàn – Dân số: hơn 5,9 triệu người – Diện tích: 722,300 km2 |
Sơn Đông | Tế Nam | – Vị trí: Ven biển phía đông Trung Quốc – Đặc trưng: Quê hương Khổng Tử – Dân số: hơn 100 triệu dân – Diện tích: 157,126 km2 |
Sơn Tây | Thái Nguyên | – Vị trí: Phía bắc Trung Quốc – Đặc trưng: Bảo tàng văn hóa – Dân số: hơn 37 triệu người – Diện tích: 156,800 km2 |
Thiểm Tây | Tây An | – Vị trí: Tây Bắc Trung Quốc – Đặc trưng: Cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ – Dân số: hơn 38,3 triệu dân – Diện tích: 205,800 km2 |
Tứ Xuyên | Thành Đô | – Vị trí: Tây Nam Trung Quốc – Đặc trưng: Sản vật phong phú, cảnh quan tuyệt sắc – Dân số: hơn 83 triệu dân – Diện tích: 485,000 km2 |
Vân Nam | Côn Minh | – Vị trí: Tây Nam Trung Quốc – Đặc trưng: Bắt nguồn từ những con sông nổi tiếng – Dân số: hơn 48 triệu dân – Diện tích: 394,100 km2 |
Chiết Giang | Hàng Châu | – Vị trí: Ven biển phía đông Trung Quốc – Đặc trưng: Sông Tiền Đường trù phú – Dân số: hơn 64 triệu dân – Diện tích: 104,141 km2 |
Các thành phố cấp trung ương
Bên cạnh 22 tỉnh, Trung Quốc còn có thêm 4 thành phố trực thuộc trung ương bao gồm:
Tên thành phố | Vị trí | Đặc điểm |
Bắc Kinh | – Được bao bọc bởi dãy núi Yanshan. Phía bắc giáp Hồ Nam và Tứ Xuyên – Nằm ở vành đai phẳng, với một số hồ và sông chảy qua, bao gồm sông Hồng và sông Chao Bai. |
– Là thủ đô, trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế và giáo dục – Nổi tiếng với các di tích lịch sử và văn hóa, bao gồm Cố Đô Hoàng thành, Vạn Lý Trường Thành,… – Diện tích: 16.801,25 km2 – Dân số: hơn 21,5 triệu dân |
Thượng Hải | Vị trí chiến lược bên bờ biển Đông Dương | – Trung tâm kinh tế, tài chính, văn hóa và công nghiệp chỉ sau Bắc Kinh – Sở hữu một loạt các cao ốc chọc trời hiện đại, trung tâm mua sắm, nhà hàng cao cấp, và khu vực giải trí sầm uất – Di sản văn hóa đa dạng với các ngôi chùa cổ, khu phố cổ truyền thống, và các bảo tàng nghệ thuật hiện đại – Diện tích: 6,340,5 km2 – Dân số: hơn 27 triệu người |
Thiên Tân | Ven biển phía Bắc Trung Quốc | – Trung tâm thành thị ven biển – Thành phố cảng với tốc độ phát triển ấn tượng – Diện tích: 11,760 km2 – Dân số: hơn 15,5 triệu dân |
Trùng khánh | – Tây Nam Trung Quốc – Bên bờ sông Dương Tử |
– Cảnh quan thiên nhiên đặc biệt và các di tích lịch sử, văn hóa lâu đời – Là một trung tâm giao thông quan trọng, với sân bay quốc tế, hệ thống đường sắt, cảng biển và đường sông, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển và giao thương – Diện tích: 82.400 km2 – Dân số: hơn 30,7 triệu dân |
Xem thêm: Tìm Hiểu Những Nét Đặc Trưng Về Phong Tục Tập Quán Trung Quốc
Các khu tự trị trung Quốc
Trung Quốc còn sở hữu 5 khu tự trị rộng lớn như
Tên khu tự trị | Vị trí | Đặc điểm |
Dân tộc Choang Quảng Tây | – Nằm ở phía nam Trung Quốc – Có biên giới giáp Việt Nam |
– Đa dạng ngôn ngữ – Du lịch cảnh quan sơn thủy ngoạn mục – Diện tích 237,600 km2 – Dân số hơn 48,5 triệu người |
Nội Mông Cổ | – Nằm ở phía Bắc Trung Quốc và giáp ranh với Nga | – Có Lăng Thành Cát Tư Hãn – Cảnh quan đa dạng có giá trị cao từ sa mạc đến thảo nguyên, suối nước nóng – Diện tích 1.183 km2 – Dân số hơn 25 triệu dân |
Hồi Ninh Hạ | – Giáp các tỉnh Thiểm Tây, Cam Túc và Nội Mông Cổ – Trên dòng chảy sông Hoàng Hà |
– Sa mạc trải dài, rộng lớn – Sở hữu nhiều ngôi mộ của các vị hoàng đế – Diện tích 66,400 km2 – Dân số hơn 7,2 triệu dân |
Duy Ngô Nhĩ Tân Cương | – Chiếm 1/4 chiều dài đường biên giới quốc gia – Là điểm cực tây Trung Quốc |
– Đơn vị hành chính cấp tỉnh lớn nhất Trung Quốc – Thời tiết khắc nghiệt – Có hơn 23 nghìn thánh đường Hồi Giáo – Diện tích 1,660,000 km2 – Dân số hơn 25,8 triệu người |
Tây Tạng | – Có cao độ lớn nhất Trái Đất – Nằm trên cao nguyên Tây Tạng – Chiếm phần lớn dãy Himalaya |
– Nền kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp – Là trung tâm truyền thống của Phật Giáo Tây Tạng, là nơi sinh ra phái Mật Tông – Diện tích 1,228,400 km2 – Dân số: hơn 3 triệu dân |
Các khu tự trị Trung Quốc
Các khu hành chính Trung Quốc
Tên | Vị Trí | Đặc điểm |
Đặc khu hành chính Macao | – Nằm ở đồng bằng châu thổ Châu Giang – Phía tây và phía bắc giáp thành phố Châu Hải tỉnh Quảng Đông – Phía đông và phía nam hướng ra biển Đông |
– Có mật độ dân số cao nhất thế giới – Khí hậu cận nhiệt đới ẩm với lượng mưa phong phú – Nổi tiếng với “Ngành công nghiệp” đánh bạc – Diện tích: 115,2 km2 – Dân số: hơn 682 nghìn người |
Đặc khu hành chính Hồng Kông | – Vị trí chiến lược tại cửa sông Châu Giang, phía bắc giáp sông Thâm Quyến | – Được mệnh danh “con rồng châu Á” có nhiều ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới – Nổi tiếng với những tòa nhà chọc trời cùng mật độ dân số cao – Dân số: hơn 7 triệu người – Diện tích: 2.755 km2 |
Các tỉnh của Trung Quốc giáp ranh với Việt Nam
Trung Quốc có bao nhiêu tỉnh đã được giải đáp, vậy có tỉnh nào ở Việt Nam giáp với Trung Quốc? Trong các tỉnh thành của Trung Quốc thì Vân Nam và Quảng Tây là 2 tỉnh giáp biên giới Việt Nam chính là Vân Nam và Quảng Tây. Trong đó, Vân Nam tiếp giáp với các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai và một phần tỉnh Hà Giang. Quảng Tây tiếp giáp với các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh và phần còn lại của tỉnh Hà Giang.
Nhìn chung, Trung Quốc được chia thành những lát cắt vô cùng đa dạng giữa các tỉnh thành. Thông qua bài viết trên, chúng ta đã tìm hiểu được Trung Quốc có bao nhiêu tỉnh và thành phố và đặc điểm của từng nơi ra sao. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều kiến thức có ích trên hành trình tìm hiểu đất nước rộng lớn này.