Bảng Chữ Cái Tiếng Trung Quốc Đầy Đủ Dành Cho Người Mới Học

Bảng chữ cái tiếng trung

Bảng chữ cái tiếng Trung được biết đến là một trong những phần kiến thức đặc biệt quan trọng đối với những người mới bắt đầu học Hán ngữ. Thông qua bảng chữ cái tiếng Trung, bạn sẽ được tiếp cận tiếng Trung giản thể, phồn thể dễ dàng hơn và nắm được cách phát âm chuẩn hơn với bảng chữ cái pinyin. Trong bài viết hôm nay, Hoa ngữ Đông Phương sẽ giới thiệu và hướng dẫn bạn chi tiết về bảng chữ cái tiếng Trung cũng như cách phát âm, cách viết trong tiếng Trung nhé!

Bảng chữ cái tiếng Trung Quốc Pinyin cho người mới học

Bảng chữ cái tiếng Trung là hệ thống ngữ âm được xây dựng trên nền tảng chữ La-tin, giúp người học quốc tế dễ dàng tiếp cận và học Hán ngữ. Việc tìm hiểu và ghi nhớ hệ thống bảng chữ cái tiếng Trung được xem là một trong những bước cơ bản quan trọng của người học khi mới bắt đầu học Hán ngữ.

Mỗi một chữ Hán trong bảng chữ cái đều có biểu âm và biểu nghĩa khác nhau giúp bạn học tiếp cận ngôn ngữ Trung Quốc nhanh hơn, không cảm thấy bị bối rối khi nhìn vào hệ thống chữ viết trong tiếng Trung.

Bảng chữ cái tiếng Trung
Bảng chữ cái tiếng Trung Quốc Pinyin đầy đủ

Bảng chữ cái tiếng Trung Pinyin, còn được gọi là bính âm hoặc phiên âm, là một hệ thống sử dụng các ký tự Latin để biểu thị cách phát âm của chữ Hán trong tiếng phổ thông Trung Quốc. Pinyin tiếng Trung được chấp nhận và công nhận vào năm 1958, nhưng không cho đến năm 1979 thì nó mới được chính thức áp dụng tại Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Bính âm Hán ngữ (Pinyin) là công cụ quan trọng để giúp người nước ngoài học và đọc tiếng Trung một cách dễ dàng.

Bảng Pinyin tiếng Trung sử dụng hệ thống chuyển đổi ký tự Latinh từ chữ Hán, và nó đã được sử dụng rộng rãi trong việc dạy và học tiếng Quan thoại ở nhiều quốc gia như Singapore, Đài Loan, Hồng Kong, Ma Cao, v.v.

Năm 1979, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) đã chọn Pinyin làm hệ thống chuyển đổi từ Hán ngữ sang Latinh. Từ đó, Pinyin đã được công nhận chính thức và trở thành một công cụ quan trọng trong việc học tiếng Trung Quốc cho người nước ngoài.

Nguyên âm (vận mẫu) trong bảng chữ cái tiếng Trung Pinyin

Nguyên âm trong bảng chữ cái Trung Quốc

Nguyên âm chữ cái tiếng Trung Pinyin

Nguyên âm (hay còn gọi là vận mẫu) – là một trong ba phần quan trọng khi học bảng chữ tiếng Trung pinyin. Đây chính là phần âm phía sau được ghép với các phụ âm phía trước, cấu tạo thành một từ. Trong bảng chữ cái Trung Quốc có tổng cộng 36 nguyên âm, bao gồm 6 nguyên âm đơn, 13 nguyên âm kép, 1 nguyên âm uốn lưỡi và 16 nguyên âm mũi, chi tiết như sau:

  • 6 nguyên âm đơn (vận mẫu đơn) là: a, o, e , i, u, ü.
  • 13 nguyên âm kép (vận mẫu kép) là: ai, ei, ao, ou, ia, ie, ua, uo, üe, iao, iou, uai, uei.
  • 16 nguyên âm mũi (vận mẫu mũi) là: an, en, in, ün, ian, uan, üan, uen (un), ang, eng, ing, ong, iong, iang, uang, ueng.
  • 1 nguyên âm er (vận mẫu er) cong lưỡi.

Vận mẫu er là nguyên âm đặc biệt, luôn đứng một mình, không kết hợp với bất kỳ phụ âm nào và được đọc là weng.

Phụ âm (Thanh mẫu) trong Pinyin bảng chữ cái tiếng Trung

Phụ âm (còn được gọi là thanh mẫu) là phần phụ âm đầu trong cấu tạo âm tiết tiếng Hán. Phụ âm (thanh mẫu). Trong bảng chữ cái tiếng Hoa có tổng cộng 21 phụ âm, gồm 18 phụ âm đơn và 3 phụ âm kép. Dựa trên cách phát âm của mỗi thanh mẫu, các phụ âm sẽ được chia thành 6 nhóm chi tiết như sau!

Phụ âm trong bảng chữ cái tiếng Hoa

Phụ âm (Thanh mẫu) trong Pinyin bảng chữ cái tiếng Hoa

Nhóm âm hai môi và răng môi

Nhóm âm hai môi này gồm có 4 phụ âm là b, p, f, m với cách phát âm chi tiết như sau:

  • b – Là âm không bật hơi. Khi phát âm dùng hai môi khép lại và mở môi nhanh, để luồng khí thoát ra ngoài.
  • p – Phát âm tương tự như âm “b” nhưng là âm bật hơi vì luồng khí bị đẩy ra ngoài do lực ép.
  • f – Đây là âm răng môi. Khi phát âm, răng trên tiếp xúc nhẹ với môi dưới để luồng khí thoát ra ngoài và dây thanh không rung.
  • m – Phát âm gần giống với “m”. Khi phát âm, hai môi phải khép lại và luồng hơi sẽ theo khoang mũi ra ngoài và dây thanh rung.

Nhóm âm đầu lưỡi

Nhóm âm gồm có phụ âm là d, t, n, l và cách phát âm cụ thể như sau:

  • d – Là âm bật hơi. Khi phát âm, đầu lưỡi sẽ chạm vào răng trên, hơi khí ở trong miệng sẽ được đầu lưỡi hạ nhanh xuống và đẩy ra ngoài.
  • t – Cách phát âm tương tự như âm “d”, tuy nhiên đây là âm hơi nên không khí trong miệng sẽ được đẩy ra ngoài mạnh hơn.
  • n – Là âm đầu lưỡi cùng với âm mũi. Khi đọc, đầu lưỡi chạm vào răng trên, lưỡi hạ thấp, khoang mũi mở rộng và luồng hơi được đưa ra ngoài.
  • l – Khi đọc, đầu lưỡi sẽ chạm vào răng trên và luồng hơi được đẩy ra ngoài dọc theo hai bên đầu lưỡi, dây thanh rung.

Nhóm âm cuống lưỡi

Là nhóm âm gồm có 3 phụ âm: g, k, h với cách đọc như sau:

  • g – Khi phát âm, phần cuống lưỡi được nâng đến ngạc mềm và được hạ nhanh xuống để hơi bật ra ngoài. Đây là âm không bật hơi.
  • k – Là một âm bật hơi, phát âm gần với giống âm “g”, tuy nhiên luồng hơi từ khoang miệng cần bật thật nhanh ra ngoài.
  • h – Cuống lưỡi được chạm đến ngạc mềm, đẩy luồng hơi từ khoang ma sát đi ra.

Nhóm âm đầu lưỡi trước

Gồm có 3 phụ âm là z, c, s và cách đọc cụ thể như sau:

  • z – Là âm không bật hơi, phát âm bằng cách đưa đầu lưỡi thẳng chạm vào phía sau răng trên đưa luồng khí từ khoang miệng ma sát thoát ra ngoài.
  • c – Là phụ âm bật hơi. Vị trí của âm tương tự như âm “z”, tuy nhiên khí cần được bật mạnh ra ngoài nhanh hơn.
  • s – Đầu lưỡi được đưa gần vào mặt sau của răng cửa dưới và luồng hơi được đưa ra ngoài.

Nhóm âm đầu lưỡi sau

Các phụ âm zh, ch, sh và r thuộc nhóm âm đầu lưỡi sau. Đây là nhóm âm được coi là khó phát âm chính xác vì chúng khá tương đồng nhau:

  • zh – Khi phát âm, tròn môi và đầu lưỡi uốn cong lên, chạm vào ngạc cứng giúp luồng khí được đưa ra ngoài. Lưu ý không bật hơi.
  • ch – Đây là âm bật hơi, vị trí đặt lưỡi tương tự như “zh” nhưng cần bật hơi mạnh hơn.
  • sh – Uốn đầu lưỡi tiếp xúc với ngạc cứng, đẩy không khí ra ngoài qua khe giữa ngạc cứng và đầu lưỡi, không bật hơi.
  • r – Vị trí đặt lưỡi giống như âm “sh”, lưỡi hơi uốn thành vòm nhưng âm không rung.

Nhóm âm mặt lưỡi

Nhóm âm mặt lưỡi gồm có phụ âm j, q và x. Chi tiết cách đọc như sau:

  • j – Là âm không bật hơi. Khi phát âm, đầu lưỡi hạ xuống tự nhiên vào hàm răng dưới và mặt lưỡi tiếp xúc với ngạc cứng, luồng khí từ đó được bật ra ngoài.
  • q – Vị trí phát âm gần giống với âm “j” nhưng cần bật hơi mạnh hơn, vì đây là âm bật hơi.
  • x – Khi phát âm, mặt lưỡi chạm sát vào ngạc cứng và luồng khí trong khoang ma sát được đẩy mạnh ra ngoài

Ngoài ra, trong tiếng Trung hiện đại thì thanh mẫu còn có 2 phụ âm không chính thức là y và w, đây là các nguyên âm của i và u khi đứng ở đầu câu.

Dấu thanh (thanh điệu) trong bảng chữ cái Trung Quốc

Dấu thanh hay còn gọi là thanh điệu – là hình thức biến hoá âm thanh từ cao – thấp – dài – ngắn của một âm tiết trong tiếng Hán. Đây được xem là phần quan trọng cuối cùng trong bảng chữ cái, giúp phân biệt từ vựng cũng như nói tiếng Trung hay và trôi chảy hơn. Không như tiếng Việt, tiếng Trung chỉ có 4 dấu thanh (tương đương với 4 thanh điệu) và 1 thanh nhẹ (khinh thanh) đặc trưng.

Thanh điệu trong bảng chữ cái Trung Quốc

Dấu thanh trong bảng chữ cái Hoa văn

Hệ thống thanh điệu

Mỗi thanh điệu có cách phát âm khác nhau. Dưới đây là hệ thống thanh điệu trong bảng chữ cái cũng như cách đọc pinyin tiếng Trung cho 5 dấu thanh này:

Thanh điệu Ký hiệu Ví dụ Cách đọc
Thanh 1 (阴平/yīnpíng/ m bình) Tā, bā Đọc không dấu, âm kéo dài và đều đều. m kéo dài từ cao độ 5 sang 5.
Thanh 2 (阳平/yángpíng/ Dương bình) / Bá, chá Đọc giống dấu sắc trong tiếng Việt với giọng tăng dần. m độ từ trung bình lên cao theo chiều 3 lên 5.
Thanh 3 (上声/shàngshēng/ Thượng thanh) v bǎ, sǎ Đọc gần giống với dấu hỏi, phát âm từ cao độ 2 (trung bình) xuống cao độ 1 (thấp) rồi lên cao độ 4 (vừa).
Thanh 4 (去声 /qù shēng/ Khứ thanh) bà, là Đọc không dấu, đẩy xuống và đọc dứt khoát với âm điệu từ cao nhất (cao độ 5) xuống thấp nhất (cao độ 1).

Quy tắc biến điệu dấu thanh

Dưới đây là các quy tắc biến điệu dấu thanh trong Hán ngữ khi các thanh đứng cạnh nhau.

Biến điệu thanh ba trong tiếng Trung Quốc

  • Khi hai thanh 3 đứng cạnh nhau thì thanh 3 thứ nhất sẽ được phát âm thành thanh 2.
  • Ví dụ: Nǐ hǎo sẽ đọc thành Ní hǎo.
  • Khi ba thanh 3 đứng nhau thì biến âm thanh ở giữa được đọc thành biến âm ở 2 thanh đầu.
  • Ví dụ: wǒ hěn hǎo được thay đổi thanh 3 thành wǒ hén hǎo.
  • Với trường hợp bốn thanh 3 kết hợp với nhau thì thanh 3 đầu tiên và thanh 3 thứ ba sẽ đọc thành thanh 2. Ví dụ: wǒ yě hěn hǎo sẽ được đọc thành wó yě hén hǎo.

Biến điệu yī bù

Đây là biến thanh đặc biệt với bù và yī, nếu được kết hợp cùng thanh 4 thì bù đọc thành bú và yī sẽ đọc thành yí.

Ví dụ: yī + dìng → yí dìng

  • yī + yàng → yí yàng
  • bù + biàn → bú biàn
  • bù + lùn → bú lùn

Các nét cơ bản trong bảng chữ cái tiếng Trung

Nét cơ bản trong bảng chữ cái Trung Quốc

Nét cơ bản trong bảng chữ cái tiếng Trung Hoa

Một mẹo nhỏ mà Đông Phương gợi ý cho bạn là khi học bảng chữ cái tiếng Trung dành cho người mới học, bạn nên học đồng thời về các nét cơ bản cấu tạo nên chữ Hán. Trong tiếng Trung có 8 nét viết cơ bản là Ngang – Sổ – Chấm – Hất – Phẩy – Mác – Gập – Móc. Việc nắm vững 8 nét cơ bản cũng như quy tắc viết sẽ bổ trợ cho bạn luyện viết tiếng Trung đẹp, chuẩn, ghi nhớ chính xác và tra cứu từ vựng dễ dàng hơn.

Cách viết bảng chữ cái tiếng Trung giản thể

Khi học tiếng Trung, đặc biệt là trong quá trình luyện viết, bạn nên nắm vững quy tắc viết bảng chữ cái tiếng Trung giản thể hoặc bảng chữ cái tiếng Trung phồn thể. Điều này sẽ giúp bạn ghi nhớ từ vựng nhanh hơn và rèn luyện cách viết tiếng Trung đúng chuẩn. Trong Hán ngữ, các nét chữ sẽ được viết theo 7 quy tắc sau đây:

  • Ngang trước sổ sau
  • Trên trước dưới sau
  • Phẩy trước mác sau
  • Ngoài trước trong sau
  • Trái trước phải sau
  • Giữa trước 2 bên sau
  • Vào trước đóng sau

Hướng dẫn gõ bảng chữ cái tiếng Trung trên bàn phím

Chỉ với 5 bước đơn giản sau đây là bạn đã có thể cài đặt và gõ được bảng chữ cái tiếng trung trên máy tính:

  • Bước 1: Chọn và truy cập vào mục Setting của máy tính.
  • Bước 2: Nhấp chọn mục Time Language.
  • Bước 3: Tại Settings Time Language, bấm chọn Language và nhấn vào add Language.
  • Bước 4: Tìm kiếm ngôn ngữ tiếng Trung Quốc bằng cách gõ Chinese.
  • Bước 5: Chọn Handwriting và nhấn Install.

Hướng dẫn gõ tiếng Trung trên bàn phím

Chọn Add a language để thêm ngôn ngữ tiếng trung (Chinese) để gõ được tiếng Trung

Làm thế nào để học tốt bảng chữ cái tiếng Trung?

Có thể thấy, việc nắm vững bảng chữ cái tiếng Trung là tiền đề vô cùng quan trọng đối với người mới học, giúp người học dễ dàng tiếp cận và học giao tiếp tiếng Trung một cách chuẩn xác hơn. Vì vậy, để học tập hiệu quả và ghi nhớ nhanh bảng chữ cái tiếng Trung, bạn nên áp dụng các phương pháp học tối ưu dưới đây vào quá trình rèn luyện ngôn ngữ này.

>>Xem ngay: Cách học tiếng Trung cơ bản hiệu quả cho người mới 

Học bộ thủ tiếng Trung

Bộ thủ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc học tiếng Trung bởi mỗi chữ Hán được tạo nên từ một hoặc nhiều bộ thủ ghép lại. Do đó, nắm vững 214 bộ thủ trong tiếng Trung sẽ giúp bạn có tư duy và dễ dàng đoán được nghĩa sơ lược của từ vựng nhanh hơn cũng như cách đọc của từ đó.

Ví dụ: 河 – /hé/: hà – sông

液 – /yè/: dịch – chất lưu, chất lỏng

泡 – /pào/: bào – bọt nước (hay bong bóng).

Như bạn thấy, những từ đều có bộ thuỷ (氵) ở phía trước, vì vậy ý nghĩa của từ đề sẽ liên quan đến nước.

>> Xem thêm: 214 bộ thủ tiếng Trung pdf đầy đủ nhất

Bính âm (Pinyin)

Bảng chữ bính âm 汉语拼音 / Hanyǔ pīnyīn / (hay còn gọi là pinyin) được ra đời và trở thành một trong những “công cụ” đắc lực hỗ trợ người nước ngoài học Hán ngữ. Đây là hệ thống ký âm chính thức bằng chữ La-tinh cho tiếng quan thoại ở Trung Quốc và một số khu vực tại Đài Loan.

Bính âm (pinyin) được dùng để dạy và học tiếng Trung, thường được viết bên phải chữ Hán và có các thanh điệu mô tả cách đọc giúp người học phát âm chữ Hán dễ dàng và chính xác hơn.

Ví dụ: 视 – /shì/: thị (tầm nhìn, nhìn, thấy)

门 – /mén/: môn (cửa, cổng)

影 – /yǐng/: phim ảnh

Khóa học tiếng Trung

Bên cạnh những phương pháp học kể trên, để học tốt bảng chữ cái tiếng Trung cũng như rèn luyện và hoàn thiện các kỹ năng giao tiếp tiếng Trung, việc đầu tư vào một khoá học Hán ngữ là vô cùng cần thiết. Những bạn mới bắt đầu học nên tìm hiểu và tham khảo lộ trình học tập với khoá học giao tiếp tiếng Trung tại trung tâm Hoa ngữ Đông Phương. Với phương pháp giảng dạy theo giáo trình quốc tế cùng giảng viên 100% người Trung Quốc, khoá học sẽ giúp bạn có tiền đề vững chắc, nắm vững kiến thức và hoàn thiện các kỹ năng tiếng Trung toàn diện hơn.

Khoá học tiếng Trung chất lượng

Khoá học tiếng Trung chất lượng giúp bạn có được nền tảng học tiếng Trung tốt hơn

Trên đây là những thông tin tổng quan về bảng chữ cái tiếng Trung mà Đông Phương đã tổng hợp lại đầy đủ để bạn xem qua và tham khảo. Không thể phủ nhận rằng việc học bảng chữ cái tiếng Trung đóng vai trò quan trọng cho một nền tảng Hán ngữ vững chắc đối với những người mới học. Hy vọng bài viết sẽ mang đến kiến thức hữu ích giúp các bạn trang bị cũng như phát triển kỹ năng, chinh phục thành công ngôn ngữ Trung Hoa. Và đừng quên ghé thăm website của Đông Phương, để luôn cập nhật và khám phá những bài viết hay ho về tiếng Trung nhé. Chúc các bạn luôn học tốt!

Thông Tin Chi Tiết Vui Lòng Liên Hệ:

TRUNG TÂM TIẾNG TRUNG – HOA NGỮ ĐÔNG PHƯƠNG